SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ CỤM - ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC STEM TRONG DẠY HỌC - TRƯỜNG MẦM NON HUỔI LÈNG

Thứ bảy - 14/12/2024 09:19
Trước đây, đa số giáo viên dạy học theo phương pháp truyền thống, giáo viên là người cung cấp kiến thức, còn trẻ là người nghe – ghi nhớ và làm theo. Điều này khiến cho người học thụ động, ghi nhớ máy móc, hạn chế năng lực tư duy logic và phản biện, hạn chế sức sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề và khả năng ứng dụng vào cuộc sống của học sinh. Chính vì những hạn chế này mà phương pháp giáo dục STEM ở mầm non và các cấp ra đời. Phương pháp giáo dục STEM mầm non đã khắc phục được nhiều hạn chế trong giảng dạy của phương pháp giáo dục truyền thống, giúp trẻ vận dụng lý thuyết vào thực hành. Phương pháp này sở hữu nhiều lợi ích vượt trội đối với người học.
Thực hiện theo kế hoạch số 1202/PGDĐT-CMMN ngày 09 tháng 12 năm 2024 về việc thông báo kế hoạch tổ chức sinh hoạt chuyên môn cụm cấp huyện tháng 12, năm học 2024-2025. Chiều ngày 13/12/2024, Phòng Giáo Dục và Đào tạo cấp học Mầm non đã tổ chức sinh hoạt chuyên môn cụm cấp huyện. Tại đơn vị trường Mầm non Huổi lèng (Cụm 2) với 2 đề tài “ Dự án làm bưu thiếp ngày 22/12” lớp mẫu giáo ghép 4-5 tuổi, “Nhận biết, phân biệt kích thước to-nhỏ” nhóm trẻ 25 – 36 tháng tuổi. Dự buổi sinh hoạt chuyên đề cụm có đồng chí: Hoàng Thị Thơm - Cán bộ chuyên môn Mầm non Phòng Giáo dục và Đào tạo; đồng chí: Hoàng Thị Sự - Cán bộ chuyên môn cốt cán; đồng chí: Mào Thị Hằng - Cán bộ chuyên môn cốt cán chỉ đạo buổi sinh hoạt chuyên đề cụm, cùng các cán bộ quản lý và tổ trưởng, tổ phó 4 đơn vị trường Mầm non: Huổi Lèng, Sa Lông, Hừa Ngài, Mường Tùng.
Tại buổi sinh hoạt chuyên đề cụm, các đại biểu được dự tiết dạy STEM với đề tài “Dự án làm bưu thiếp ngày 22/12” lớp mẫu giáo ghép 4- 5 tuổi lĩnh vực phát triển thẩm mỹ ứng dụng quy trình EDP. Với chuyên đề giáo dục Stem giáo viên thực hiện lấy trẻ làm trung tâm, đặt ra những câu hỏi mở và dạy dựa vào sự hiểu biết của trẻ, trẻ được tự do khám phá, được nói và được trải nghiệm thực hành một cách hào hứng, sáng tạo theo khả năng, giáo viên đóng vai trò là người định hướng và gợi mở. Các đồ dùng, nguyên vật liệu được tận dụng từ giấy bìa carton, giấy màu, hạt gấc, hạt bí, hạt lạc, vỏ lạc, hạt ngô, sỏi, đá, lá cây khô… sẵn có tại địa phương, dễ kiếm dễ tìm. Với tiết dạy theo hướng giáo dục Stem được giáo viên vận dụng và đưa vào bài dạy 5 thành tố như S (Science) có nghĩa là khoa học: Trẻ biết ngày 22/12 là ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam, biết một số hoạt động chào mừng ngày 22/12; công việc, trang phục của chú bộ đội.. T (Technology) có nghĩa là công nghệ: Sử dụng các nguyên,vật liệu, dụng cụ (giấy các loại, kéo, keo, băng dính hai mặt, hột hạt...) để làm bưu thiếp tặng chú bộ đội. E (Engineering) có nghĩa là kỹ thuật: Thực hiện kĩ thuật vẽ, tô màu, chấm màu, xếp, cắt, dán, đính các nguyên vật liệu để để làm thiếp. M (Mart) có nghĩa là toán học: : Phân loại, phân biệt các dạng hình học, so sánh sản phẩm … Ngoài ra, đối với tiết dạy thẩm mỹ còn có cả thành tố A (Art) có nghĩa là nghệ thuật: Tô màu, trang trí thiệp đảm bảo thẩm mỹ, sáng tạo, màu sắc hài hòa, tạo ra các chi tiết phụ để bức tranh sinh động. Giáo dục trẻ biết yêu quý, kính trọng chú bộ đội, đoàn kết, giúp đỡ nhau, hợp tác cùng bạn, bảo vệ môi trường, giữ gìn sản phẩm mình làm ra.
Bên cạnh thực hiện tiết dạy theo hướng Stem. Giáo viên có thể nêu những khó khăn, vướng mắc xoay quanh về chuyên môn như đưa các thành tố Steam (S, T, E, A, M) vào kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ như thế nào là hợp lý, tiết dạy nào cũng đưa hết 5 thành tố Steam hay chỉ một vài thành tố, soạn giảng như thế nào là sáng tạo không theo lối nòn cũ. Soạn giảng theo hướng giáo dục STEM trẻ học được những gì, có gì khác so với cách dạy không áp dụng STEM.
Sau tiết dạy, giáo viên được trao đổi về chuyên môn cũng như những khó khăn vướng mắc cùng tháo gỡ, trong đó tập trung chia sẻ, giải đáp về phương pháp dạy cũng như một số vấn đề quan trọng, cần thiết để tổ chức các bài học STEM trong các tiết học, biết cách thiết kế và tổ chức dạy học giúp học sinh nâng cao kĩ năng ứng dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
 
Một số hình ảnh trong buổi sinh hoạt chuyên đề:
 
dcad4494 ea6a 401c bed8 257c956b10ed
Cán bộ chuyên môn phòng, cốt cán cùng giáo viên chia sẻ, thảo luận tại buổi sinh hoạt chuyên đề
 
3d747bb1 ee18 43de b718 b4b563c73ee8
 
5addf00e bbfe 4414 aac5 76a95e5dbea2
Hình ảnh cô giáo cùng học sinh trò chuyện cùng các chú bộ đội 
 
17501bfb b914 41da 978b a516239be777
 
fcdf9d46 5cfc 45a0 a705 1236c3dd8b9e
Hình ảnh trẻ đang tạo hình tấm bưu thiếp 
 
83c922dc 7ead 4045 b35b abbaab996cbe
 
43c6525a 135e 434d bd1f 3899918c38d9
 
bfb1cb60 5d66 4600 949a 64d4a44e0761
 
ba72ed82 3308 41bd bd70 8f09aeb0bb1b
 
cd2bab40 eb01 4bff bf32 68292fc1f01c
 
1d6de9d3 41fa 429c bbc3 60f8b47ede88
Một số hình ảnh trẻ đang cùng nhau hợp tác, hỗ trợ nhau để hoàn thành bưu thiếp 
 
4ce8fbf7 0f3d 4163 9b59 e9e86dc56713
 
da3bf283 2e28 4d91 bcaa 0979535eba2f
Một số hình ảnh trẻ lên trình bày sản phẩm sau khi đã hoàn thiện
 
23646ac8 efc0 427c b430 77910b7f0e99
Hình ảnh phẩm trẻ đã hoàn thiện 
 
Thông qua buổi sinh hoạt chuyên đề, giáo viên hiểu và học tập được nhiều kiến thức mới, đặc biệt là sự trải nghiệm và sáng tạo của trẻ khi áp dụng phương pháp giáo dục STEM. 

Tác giả: mnhuoileng, Điêu Thị Quyến - Phó hiệu trưởng

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thực đơn
Bữa sáng:

- Sữa Cô gái Hà Lan
- Phở bò

Bữa trưa:

- Cơm
- Canh bí đỏ hầm xương
- Bò nấu đậu
- Dưa hấu

Bữa xế:

- yaourt

Bữa chiều:

- Miến gà

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây