Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số tại Trường Mầm non Huổi Lèng

Thứ tư - 25/12/2024 21:30
Đối với giáo dục vùng dân tộc thiểu số, việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ từ bậc học Mầm non là hết sức cần thiết. Điều này không chỉ góp phần xóa bỏ rào cản ngôn ngữ cho trẻ mà còn là “chìa khóa vàng” để nâng cao chất lượng giáo dục của toàn ngành nói chung, cũng như của trường Mầm non Huổi Lèng nói riêng.
Trường Mầm non Huổi Lèng nằm trên địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc thiểu số, dân tộc Mông là chủ yếu, trường có 10 điểm trường với 21 nhóm lớp. Trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non nói chung và các trường mầm non ở vùng cao nói riêng thì hoạt động giáo dục tăng cường tiếng Việt cho trẻ đóng một vị trí vô cùng quan trọng, đặc biệt với một ngôi trường mà trên 95% trẻ nơi đây đều là người dân tộc Mông.
Nhận thức rõ việc trang bị tiếng Việt cho trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, nhiều năm qua trường mầm non Huổi Lèng đã thực hiện nhiều giải pháp tăng cường tiếng Việt, đưa chất lượng học tập của trẻ ở các nhóm lớp, các điểm trường ngày càng chuyển biến tích cực.

(Hình ảnh hoạt động học của trẻ lớp MGG bản Huổi Tóng 2)
Hàng năm giáo viên trong trường đều được tham gia các lớp tập huấn kiến thức, kỹ năng về xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục tăng cường tiếng Việt cho trẻ. Phương pháp giáo dục STAEM, STEM, phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Qua đó, vận dụng hiệu quả vào hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục cho trẻ ở từng nhóm lớp, từng điểm trường.
 

          (Dự án làm bưu thiếp chào mừng ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 - ứng dụng phương pháp steam theo quy trình EDP)

Mặc dù khuôn viên trường chật hẹp, lại có nhiều điểm trường lẻ nhưng nhà trường đã sắp xếp, bố trí tạo cảnh quan môi trường phù hợp từ những nguyên vật liệu tự nhiên và phế liệu mang bản sắc địa phương. Các lớp được trang trí tạo môi trường để tạo cơ hội cho trẻ hoạt động, trải nghiệm, khám phá dưới nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với nội dung dạy tăng cường tiếng Việt của các lớp.
 

Đối với trẻ 4, 5 tuổi. Những đồ dùng cá nhân của trẻ, tên các góc học tập, đồ chơi trong lớp được dán ký hiệu bằng các chữ cái tiếng Việt để giúp trẻ tăng cường tối đa việc sử dụng tiếng Việt và chữ cái.


Đối với môi trường ngoài lớp học, nhà trường đã phối hợp với cha mẹ học sinh tận dụng mảng tường trống vẽ và sơn màu tạo thành các con vật, đồ vật có gắn các chữ cái tiếng Việt để dạy trẻ học tiếng Việt, chữ cái vào các hoạt động ngoài trời, dạo chơi thăm quan.

Bên cạnh đó nhà trường đã chỉ đạo các nhóm lớp trồng cây, chăm sóc góc thiên nhiên, gắn tên cây để trẻ được làm quen tiếng Việt ở mọi lúc mọi nơi.
 


Bằng nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng điểm trường và thực tiễn ở địa phương trẻ sẽ có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo dục mầm non; tạo tiền đề để học tập, lĩnh hội tri thức của các cấp học tiếp theo; góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững các dân tộc thiểu số, đóng góp vào sự tiến bộ, phát triển của địa phương.


 

Tác giả: mnhuoileng, Trần Minh Thu - Giáo viên

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thực đơn
Bữa sáng:

- Sữa Cô gái Hà Lan
- Phở bò

Bữa trưa:

- Cơm
- Canh bí đỏ hầm xương
- Bò nấu đậu
- Dưa hấu

Bữa xế:

- yaourt

Bữa chiều:

- Miến gà

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây